Hãy làm việc thông minh hơn thay vì làm việc chăm chỉ hơn.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những Nguyên Tắc Cần Tuân Thủ

Go down

Những Nguyên Tắc Cần Tuân Thủ Empty Những Nguyên Tắc Cần Tuân Thủ

Bài gửi by Admin Sun Jul 23, 2017 9:06 am

Những Nguyên Tắc Cần Tuân Thủ Khi Học Tiếng Anh
Có bao giờ bạn tự hỏi cách học tiếng Anh truyền thống có thực sự hiệu quả và dựa trên các công trình khoa học đã được chứng minh?
Đương nhiên là không, cho nên đó là lí do tại sao có hàng nghìn, hàng triệu và hàng tỉ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới đều thất bại với môn học này.

Không riêng gì ở Việt Nam, mà ở bất kì đâu trên trái đất, nơi tồn tại lớp học có tên gọi “tiếng Anh” thì 95% trong số đó bị thất bại.

Và bạn hãy nhớ thành công ở đây, không có nghĩa là chúng ta đọc được vài ba câu căn bản, nghe vài ba từ vu vơ… mà là chúng ta dùng được nó như ngôn ngữ mẹ đẻ. Và trái ngược với những điều này thì được gọi là thất bại, đây là tiêu chuẩn được đặt ra để khảo sát.

Vì bạn học Tiếng Anh để làm gì? Để cải thiện cuộc sống, để học các tri thức được viết bằng Tiếng Anh, để giao tiếp với người nước ngoài, để nghe họ nói và nói cho họ nghe, chứ không phải học Tiếng Anh để “nổ”.

Đương nhiên để thành công như tiêu chí trên là không đơn giản, nhưng chỉ có làm được như vậy thì lúc này Tiếng Anh mới trở nên hữu dụng, mới đi vào cuộc sống của chúng ta. Và có một số qui tắc cơ bản sau đây cho những ai muốn thành công:

1. Phải học Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh, có nghĩa là không được dịch.

Thế tại vì sao? Khi bạn dịch đồng nghĩa với việc bạn phản xạ rất chậm, điều này không là vấn đề gì đối với việc đọc và viết, không viết khi này thì viết khi khác, không đọc quyển sách hôm nay thì ngày mai.

Nhưng nó lại có vấn đề với việc nói và nghe, có ai đủ kiên nhẫn để chờ bạn dịch sau đó bạn hiểu, sau đó bạn lại tìm từ, dịch sang tiếng anh, rồi nói, bạn cũng sẽ không có đủ thời gian để nghe…

Và một vấn đề rắc rối khác: bạn sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của một câu nào đó nếu bạn dịch nó sang tiếng việt, vì tiếng anh và tiếng việt là hai thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Thế có cách nào không dịch mà vẫn hiểu? Mình sẽ giới thiệu nó ở những phần tiếp theo.

2. Tuyệt đối không nên học ngữ pháp

Khi chúng ta học ngữ pháp thì chúng ta sẽ làm cho bộ não có sự “trễ pha” trong việc sử lí thông tin và làm cùn mòn phản xạ tự nhiên.

Chúng ta là người Việt, có ai đó nói hay viết mà phải suy nghĩ để lựa đâu là chủ ngữ, vị ngữ… hay không?

Thế nhưng không ai có thể phủ nhận được, để nói giỏi và viết hay thì phải cần tới ngữ pháp. Vậy ở đây có một sự mâu thuẫn, “không được học ngữ pháp” và “phải biết ngữ pháp” – vấn đề này sẽ được giải quyết ở phần sau.

3. Hãy bắt đầu học bằng tai.

Trong tất cả các phương pháp học mang lại hiệu quả nhất thì chúng có một điểm chung là nghe, nghe và nghe. Chúng được gọi chung bằng 1 cụm từ “listen first approach”.

Khi bạn mới chào đời thì kỹ năng đầu tiên mà bạn được học là nghe, nghe và nghe, cho đến khi bạn tập nói và sau đó là lên trường để học viết. Thế nhưng phương pháp truyền thống lại đi ngược lại, đây thật sự là một vấn đề đối với cách học tiếng Anh như hiện nay.

4. Để nhớ 1 từ vựng thì cách tốt nhất và hiệu quả nhất là nhớ 1 câu có chứa từ đó.

Thế nhưng bạn lại học theo kiểu, viết 1 cái danh sách từ vựng và tụng, tụng cho đến răng rụng, chân run, tay mỏi thì cũng chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích.

Cho nên việc học từ vựng hiệu quả nhất đến từ việc học cả một câu và đọc các câu chuyện, tức là một đoạn văn, hãy chọn những đoạn văn có các trạng thái cảm xúc sau: yêu thương, ghê sợ… Vì các cảm xúc này ta khó mà quên được.

5. Để nhớ 1 từ vựng tốt hơn thì bạn nhớ kết luận này: “Bạn chỉ có thể nhớ được 1 từ khi bạn nghe và nhìn thấy (hay viết) nó 30 lần trở lên trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn hiểu được”.

Điều này nói lên cái gì?

Cách học truyền thống nên vứt thùng rác, vì nó chỉ phí thời gian, trước hết chúng ta học từ bằng cách viết từng từ đơn, thiếu phần nghe, thiếu trong 1 hoàn cảnh hiểu được, và chúng ta nhìn (viết) nó không đủ 30 lần hoặc hơn, cho nên chúng ta có học cho mấy rồi cũng quên.

6. Dù bạn có học kỹ xảo nào đi nữa, môn học nào đi nữa thì chìa khoá để mở ra cách cửa thành công đó là repetition (sự lặp lại) và distinction (sự phân biệt).

Distinction chỉ đến khi repetition đủ nhiều. Chúng ta ai cũng hiểu được những chân lí cơ bản, để giỏi trong 1 môn thể thao nào đó thì chúng ta phải tập các động tác cơ bản nhiều lần, nhiều năm. Các vận động viên quyền anh học được bao nhiêu cú đấm: khoảng 2 hay 3 cú cơ bản như đấm móc, đấm thẳng và họ thực hiện nó ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm nọ.

Đó là lí do tại sao người bình thường đấm người khác một cái thì có thể làm họ bị đau hay bất tỉnh… nhưng các vận động viên quyền anh mà đấm người ta một cái thì nơi họ nằm không phải là trên đường, cũng không phải là trong bệnh viện mà có thể là trong quan tài.

Đây chỉ là một ví dụ nho nhỏ để bạn thấy được repetition có tác dụng ghê gớm đến cỡ nào, cũng cùng một động tác nhưng ta thực hiện nó nhiều năm thì “chất” đã khác.

Chúng ta dùng Tiếng Việt thành thạo bởi vì chúng ta đã lập lại đến cũng gần 10, 20 năm. Repetition là một điều mà không ai muốn, bởi vì con người luôn có xu hướng mới hơn, nhiều hơn, nhanh hơn, cho nên bạn có thể bỏ cuộc ngay tại nơi này.

6 nguyên tắc này chính là chía khoá cho những bạn muốn chinh phục được tiếng Anh.
Nguồn: tuhoctienganholine.com

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 9
Join date : 22/07/2017
Age : 28
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

https://nangtamtienganh.board-directory.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết